Chức năng
Chuyên mục
VIDEO CLIP
<Tháng Tư 2025>
T2T3T4T5T6T7CN
31123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
2829301234
567891011
LIÊN KẾT WEBSITE
v
 
Lượt truy cập:
131379
 
Đang trực tuyến:
22
Tin từ phòng giáo dục
KẾT LUẬN CỦA PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ GDTrH – BỘ GD&ĐT VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) NGÀY 05/11/2015
   Các đồng chí đọc kĩ kết luận này để có hướng thực hiện hiệu quả.

KẾT LUẬN CỦA ÔNG NGUYỄN XUÂN THÀNH – PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ GDTrH – BỘ GD&ĐT TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TỈNH ĐẮK LẮK THAM GIA THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) NGÀY 05/11/2015

 

Thành phần tham gia:

- Bộ GD&ĐT: Ông Nguyễn Xuân Thành và các Chuyên viên cao cấp của Bộ;

- Sở GD&ĐT: Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTrH, GDTH thuộc Sở;

- Phòng GD&ĐT: Lãnh đạo, CV các Phòng GD&ĐT trong tỉnh;

- Trường THCS: Hiệu trưởng, các giáo viên tham gia giảng dạy trong các lớp triển khai mô hình trường học mới VNEN.

NỘI DUNG:

Sau khi lắng nghe ý kiến từ lãnh đạo, giáo viên của các trường tham gia thí điểm mô hình trường học mới, ông Nguyễn Xuân Thành thay mặt cho đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kết luận một số nội dung như sau:

-  Thực hiện mô hình Trường học mới là thực hiện các phương pháp dạy học một cách tích cực, sáng tạo; lấy người học làm trung tâm (cho mọi hoạt động). Kiến thức trong mô hình trường học mới không thay đổi so với chương trình hiện hành.

-  Những phương pháp dạy học tích cực đã được tập huấn trước đây cho hầu hết các giáo viên cấp THCS: Phương pháp bàn tay nặn bột, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, phương pháp học tập theo nhóm, dạy học theo chủ đề tích hợp, ...

-  Đối với vấn đề tự học trên lớp, người dạy phải hiểu đó là Học sinh chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt sát sao của người dạy, không phải để học sinh tự mày mò tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy, cần sự chuẩn bị tốt của GV khi hướng dẫn HS.

-  Giáo viên nên chốt kiến thức, có thể GV ghi bảng hoặc HS ghi bảng phần kiến thức cần chốt. Nội dung chốt là kết quả đúng được lấy từ các nhóm.

-  Đối với phân môn Âm nhạc (Môn học Hoạt động giáo dục): SGK đã ban hành trước đây (chương trình GD hiện hành) đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phương pháp dạy và học mới nên Bộ không chỉnh lí lại, yêu cầu GV dạy bộ môn vận dụng phương pháp phù hợp với yêu cầu mới.

-  Tất cả những tài liệu, video minh hoạ, video kết luận của Lãnh đạo Bộ GD&ĐT trong đợt tập huấn cốt cán các tỉnh về mô hình trường học mới đã được đưa lên website truonghocketnoi.edu.vn, đề nghị từng GV trực tiếp tải về để nghiên cứu và vận dụng.

-  GV nên tham khảo sách giáo khoa, các sách tham khảo của chương trình đại trà hiện hành để chuẩn bị tốt hơn nội dung dạy học theo mô hình mới. Trong quá trình hướng dẫn HS, GV cũng nên hướng dẫn các em tham khảo các tài liệu nói trên.

-  Đối với hình thức trang trí lớp, tổ chức học sinh theo nhóm, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài lớp học, phân công nhiệm vụ cho HS trong lớp, ... không lấy hình thức quyết định nội dung. Những nội dung nào, hoạt động nào phù hợp, phát huy hiệu quả của phương pháp dạy học thì thực hiện, tránh gượng ép, hình thức.

-  Không được giao nhiệm vụ hướng dẫn học cho Hội đồng tự quản, đây là nhiệm vụ của GV. Trong những trường hợp cụ thể phải được thể hiện rõ trong kế hoạch lên lớp. Việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong các hoạt động giáo dục của học sinh phải xuất phát từ các nhóm theo định hướng của GV (cặp đôi giúp đỡ nhau, thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau). Nếu có thành viên các nhóm khác nhau giúp đỡ nhau phải được sự hướng dẫn của GV. Hội đồng tự quản cơ bản thực hiện những nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ các thành viên khác khi những nhiệm vụ đó được giao cho lớp, cho nhóm thực hiện ngoài giờ học (ví dụ: Nhiệm vụ được giao trong các hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức, các bài tập hay nhiệm vụ được giao thêm, ..-. những nhiệm vụ này không có sự hỗ trợ của GV).

-  GV cần phải lưu ý rằng, việc hướng dẫn, giúp người khác học tập là cách tự học tốt nhất, hiệu quả nhất của HS. GV phải khéo léo để giúp mọi HS trong lớp đều được “giúp đỡ” người khác; tránh tình trạng GV đề nghị trực tiếp “Hs A hãy giúp hs B” hoặc “Em chưa hiểu à? Hãy nhờ bạn B”, ...

-  Quan điểm ”Vận dụng” trong mô hình trường học mới là “Học nội dung gì thì vận dụng nội dung đó”, “Học đi đôi với hành”.

-  Đối với các logo trong mỗi hoạt động của bài học, người dạy phải hiểu, đó là yêu cầu cuối cùng của hoạt động (ví dụ: Với logo  là yêu cầu hoạt động nhóm, nhưng trước khi nhóm có thể thảo luận thì mỗi cá nhân đã phải nghiên cứu và nêu vấn đề trước nhóm, sau đó nhóm mới thảo luận)

-  Mỗi bài dạy, GV nên chốt kiến thức cơ bản lên bảng. Phần kiến thức này GV có thể linh hoạt sử dụng kiến thức đúng nhất của nhóm hoặc của cá nhân HS sau hoạt động.

-  Khi đánh giá thường xuyên học sinh trên lớp, GV phải đứng cùng phía với HS, thông qua các hoạt động giáo dục để đánh giá; đảm bảo được yêu cầu “Thầy và trò cùng đánh giá”.

-  Đối với việc ghi vở của HS, GV cần hướng dẫn, tạo cho HS thói quen ghi những kiến thức lĩnh hội được, những quan điểm, ý kiến cá nhân của HS về nội dung học tập vào vở. Cần tuyệt đối tránh hiện tượng “Chép” từ sách hướng dẫn học một cách máy móc.

-  Không nhất thiết phải xếp 2 - 3 tiết liền nhau của cùng một môn trong thời khoá biểu để GV giải quyết xong một nội dung bài học. Việc này có thể tạo áp lực cho HS, và khó để HS vận dụng kiến thức vào thực tế. Tốt nhất là tôn trọng đề xuất của GV đối với việc xếp thời khoá biểu để giải quyết các nội dung kiến thức trên lớp.

-  Sổ tay lên lớp của GV cơ bản là để ghi các dự kiến tình huống lên lớp, các phương án có thể gặp hoặc ghi chép những điều rút ra từ quá trình hướng dẫn HS học tập ... Lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo GV sử dụng. Khuyến khích, động viên GV sử dụng và khai thác sổ này một cách hiệu quả cho quá trình lên lớp và tích luỹ, hoàn thiện kỹ năng dạy học.

 

 

THÔNG BÁO
Liên kết web
Trường THCS Nguyễn Trãi - Xã Eana - Huyện KrôngAna - Đắk Lắk

    Điện thoại: 0500.3638.388 - DĐ:0968 98 4040 - 0941 313 868

 Quản trị: Giả Thanh Tuyền - Gmail: tuyencct11b@gmail.com